Thậm chí các xưởng in hộp giấy còn có thể tăng độ an toàn của những chiếc hộp này bằng cách tăng thêm lớp giấy cho hộp, áp dụng các kỹ thuật in, thiết kế dáng hộp phù hợp với sản phẩm,...
Loại sản phẩm nào có thể sử dụng hộp giấy cứng?
Hộp giấy cứng có thể được sử dụng cho vô số loại sản phẩm. Dù sản phẩm đó nhẹ hay nặng, hộp giấy cứng đều có thể điều chỉnh để phù hợp với loại sản phẩm đó. Điển hình với các ngành công nghiệp như mỹ phẩm, điện tử, sức khỏe, thực phẩm, đồ uống, các sản phẩm thuốc, trang sức và phụ kiện, v.v. đều đang sử dụng những chiếc hộp giấy cứng cao cấp này.
Một số biện pháp tăng độ an toàn cho hộp giấy cứng
1. Tăng thêm độ dày cho lớp cốt carton cứng
Để đảm bảo tính phù hợp với tính chất của sản phẩm, các xưởng in hộp sẽ chỉ sử dụng vật liệu là giấy cứng. Tùy từng loại sản phẩm, bạn có thể yêu cầu xưởng in hộp giấy cứng cao cấp sử dụng loại carton dày hơn để tăng độ bền cho hộp và đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Tuy nhiên, có một điểm bạn cần lưu ý là khi tăng thêm độ dày bao bì thì đồng thời sẽ làm tăng trọng lượng của hộp sản phẩm. Do đó bạn nên áp dụng biện pháp này cho các sản phẩm nặng trong khi sản phẩm mỏng và nhẹ sẽ không cần thiết.
2. Áp dụng một số kỹ thuật in
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật in đa dạng khi in hộp giấy cứng cao cấp như dập nổi, cán bóng, đục khuôn, cán màng, spot UV, gloss UV, matte UV, spot AQ và nhiều kỹ thuật khác để tăng thêm độ chắc chắn cho phần hộp giấy cứng, đồng thời tạo ra phần bao bì với thiết kế phù hợp với các đặc điểm của sản phẩm và làm cho sản phẩm của bạn có giá trị hơn.
3. Thiết kế dáng hộp phù hợp với sản phẩm
Hộp bao bì cần có kích thước và hình dạng phù hợp với sản phẩm bên trong. Đảm bảo không gian trong hộp không bị quá chật hoặc quá rộng để tránh sự va đập trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Các góc cạnh của hộp cũng nên được thiết kế sao cho đảm bảo hạn chế các góc nhọn và sắc có thể gây ra hư hại cho sản phẩm hoặc người sử dụng.
4. Thêm lớp bảo vệ riêng từng sản phẩm
Trong trường hợp bạn cần đóng gói nhiều sản phẩm vào cùng một hộp giấy cứng, bạn nên thêm một lớp bảo vệ riêng cho mỗi sản phẩm do trong quá trình xử lý và vận chuyển, nếu các sản phẩm trong hộp không có những lớp bảo vệ riêng này, chúng có thể sẽ va chạm vào nhau và dẫn đến các hư hỏng không đáng có.
Các lớp bảo vệ này có thể khác nhau tùy theo tính chất của sản phẩm. Với các sản phẩm có sẵn lớp vỏ ngoài bền, không chịu nhiều tác động của các va chạm như nhựa, giấy,... thì nhà sản xuất bao bì chỉ cần thêm một lớp bọc mỏng để tránh tạo ra các vết xước do va chạm trên bao bì là được. Còn với các sản phẩm có hình dạng đặc biệt hoặc có lớp vỏ dễ vỡ, chẳng hạn như thủy tinh, thì các xưởng in hộp giấy cứng cao cấp thường sẽ thiết kế các ngăn riêng vừa khít với các sản phẩm này để tránh tạo ra va chạm và bảo vệ bề mặt của sản phẩm. Các ngăn này thường sẽ được làm bằng giấy, cao su non, hoặc nhựa.
5. Sử dụng nhiều lớp bao bì
Thông thường, sản phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ được đóng gói qua ba lớp bao bì. Lớp đầu tiên là bao bì dùng trong kho, ở đây các hộp sản phẩm được đóng gói trong các hộp giấy lớn để đảm bảo an toàn và nhanh chóng cho quá trình vận chuyển đến các kho và tiếp tục phân phối đến các điểm bán lẻ. Lớp tiếp theo là lớp bao bì phân phối, đây là lớp bao bì mà khách hàng sẽ thấy khi sản phẩm được bày bán hoặc được giao trực tiếp đến họ. Lớp cuối cùng là bao bì dành cho người tiêu dùng, đây là lớp bọc các sản phẩm riêng lẻ. Bạn có thể chọn sử dụng nhiều lớp bao bì hơn nữa tùy theo nhu cầu và đặc tính của sản phẩm.
6. Sử dụng vật liệu đóng gói chống sốc
Một số vật liệu chống sốc thường gặp trong các hộp giấy cứng chẳng hạn như xốp, cao su non, nilon hay giấy. Những vật liệu này giúp sản phẩm không xê dịch quá nhiều trong hộp và bảo vệ chúng khỏi các va chạm trong quá trình di chuyển.
Những vật liệu này đặc biệt hữu ích khi nhiều sản phẩm được đóng gói trong cùng một hộp và không cần các lớp bảo vệ riêng cho từng sản phẩm. Khi đặt các sản phẩm trong hộp giấy cứng có các vật liệu chống sốc, bạn cần giữ khoảng cách khoảng 1 - 3cm giữa mỗi sản phẩm và tránh để chúng tiếp xúc với thành hộp.
Các xưởng gia công hộp cứng chuyên nghiệp thường sẽ phải phân loại và sử dụng các loại vật liệu chống sốc tùy theo loại sản phẩm. Ví dụ như các loại sản phẩm có khối lượng tương đối nhỏ và nhẹ có thể dùng hạt xốp hoặc giấy làm vật liệu chống sốc, ngược lại nếu đặt các sản phẩm nặng như thủy tinh hoặc kim loại vào trong hộp giấy cứng, người sản xuất có thể quấn bọc nilon quanh sản phẩm để đảm bảo an toàn.
7. Dán nhãn bên ngoài hộp giấy cứng
Nếu bạn đang cần vận chuyển một sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho người nhận chẳng hạn như dao, kéo hay các chất tẩy rửa có nồng độ cao, bạn sẽ cần đưa ra những cảnh báo về tác dụng của chúng ngay từ bên ngoài hộp. Và thông thường, sẽ có những nhãn cảnh báo được dán trên lớp bao bì vận chuyển. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc dán quá nhiều nhãn trên hộp cùng lúc sẽ khiến người nhận cảm thấy bối rối và không chắc chắn về tính chất của sản phẩm. Do đó, bạn nên ghi chú cho đơn vị vận chuyển dùng một hoặc hai nhãn chứa thông tin quan trọng nhất mà người nhận cần biết.
Lược dịch từ blueboxpackaging.com và mynewsdesk.com