Skip to content

Giải pháp tối ưu hóa chi phí cho ngành công nghiệp đóng gói

Chi phí vẫn luôn là bài toán của tất cả các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với ngành đóng gói, các nhà quản trị cần phải xem xét các yếu tố trong quy trình sản xuất để tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

Phần bao bì sản phẩm thường được đánh giá là hiệu quả khi chúng có thể thu hút được khách hàng và tăng số lượng sản phẩm bán ra. Trong một số trường hợp, bao bì sản phẩm là yếu tố có thể biến người mua thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bao bì có thể đóng góp đáng kể vào việc tăng doanh số bán hàng.

Nhưng trong hầu hết trường hợp, việc thiết kế bao bì bắt mắt và mang lại hiệu quả cao thường đi kèm với khoản chi phí lớn. Từ đó, một số chiến lược nhằm hài hòa cả hai phương diện là hiệu quả và chi phí đã được các chuyên gia đưa ra.

Một số thống kê về ngành bao bì có thể bạn sẽ quan tâm

Bạn có biết rằng lượng nhựa sử dụng trên toàn cầu đã đạt khoảng 460 triệu tấn trong những năm gần đây? Và trong đó, bao bì nhựa chiếm khoảng 31% trên tổng số liệu trên.

Bao bì cho ngành công nghiệp toàn cầu có giá trị 62.32 tỷ đô và dự kiến sẽ đạt 75.54 tỷ đô vào năm 2025. Thị trường bao bì thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 338.34 tỷ đô vào năm 2021 lên đến 478.18 tỷ đô vào năm 2028.

Nhưng bối cảnh hiện nay đang thay đổi theo xu hướng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường. Thị trường vật liệu bao bì phân hủy sinh học được dự đoán sẽ vượt qua con số 169 tỷ đô vào năm 2032 nhờ sự gia tăng chưa từng có của lượng người tiêu dùng có ý thức và tầm quan trọng của lớp bao bì trong các chiến lược tiếp thị.

Nhưng chất liệu làm hộp bao bì không phải làm tất cả. Bạn cần đầu tư vào khâu thiết kế để mang lại ngoại hình ấn tượng và chất lượng cao cho hộp sản phẩm. Trên thực tế, một số nhà thiết kế đã bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra phần thiết kế bao bì. Ví dụ, một chuyên gia đã cho biết thiết kế bao bì của thương hiệu Alt-Planets, một thương hiệu nước uống đóng chai, đã sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo thực hiện 80% công việc và 20% còn lại do con người đảm nhiệm. Trí tuệ nhân tạo hiện nay được ứng dụng để giúp các doanh nghiệp và các xưởng in hộp bìa cứng tạo ra các thiết kế bao bì độc đáo và hiệu quả một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

Tuy nhiên, để xây dựng một chiến lược tiết kiệm chi phí toàn diện, bạn cần xem xét trước các yếu tố liên quan đến chi phí trong khâu đóng gói.

Các yếu tố liên quan đến chi phí trong khâu đóng gói

Chi phí đóng gói có thể ảnh hưởng rõ rệt đến tổng chi phí của doanh nghiệp. Nhìn chung, có hai yếu tố chính liên quan đến chi phí đóng gói của các doanh nghiệp và các xưởng in hộp bìa cứng.

1. Chi phí vật liệu

Lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

Một số vật liệu đóng gói phổ biến nhất bao gồm bìa cứng, nhựa và giấy. Nhưng tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu của doanh nghiệp, một số loại chất liệu khác cũng có thể được sử dụng làm chất liệu hộp bao bì.

Theo như một báo cáo, chi phí vật liệu cao có thể do sự tăng giá của giá nguyên liệu thô và tổng chi phí của toàn bộ quá trình sản xuất. Bạn hoàn toàn có thể coi rằng những chi phí này sẽ chuyển qua giá trị của những sản phẩm làm từ các vật liệu này.

Với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc lựa chọn chất liệu cho sản phẩm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như:

  • Loại sản phẩm, trọng lượng, hình dáng và kích thước
  • Mức độ bảo vệ cần thiết
  • Các tiêu chuẩn công nghiệp và quy định về đóng gói

Vì các vật liệu khác nhau sẽ mang lại giá trị khác nhau, các doanh nghiệp sẽ cố gắng đạt được sự hài hòa giữa chi phí, tính bền vững và tính năng của chất liệu.

Khi đó các doanh nghiệp sẽ tìm đến các nhà cung cấp để tìm hiểu về mức giá và tính năng cũng như chất lượng của các loại chất liệu. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn mua số lượng lớn để được mức giá ưu đãi thấp hơn so với khi mua số lượng ít. Lưu ý, doanh nghiệp nên tính đến cả các loại chi phí cho việc giao hàng và thuế với mỗi lần mua.

2. Kích thước và trọng lượng

Thường thì những gói hàng lớn và nặng sẽ đòi hỏi nhiều vật liệu sản xuất hơn từ đó tăng chi phí đóng gói và in hộp bìa cứng. Chúng cũng sẽ không tiện lợi cho quá trình vận chuyển nếu doanh nghiệp mua từ những nhà cung cấp tính phí vận chuyển dựa trên trọng lượng.

Ngoài ra, khi in hộp bìa cứng có kích thước quá lớn so sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí cho các lớp đệm chống sốc. Đồng thời, các hộp sản phẩm có kích thước lớn thường đòi hỏi không gian lưu trữ lớn và công tác xử lý cẩn thận hơn, chẳng hạn như việc sắp xếp cần thực hiện thủ công, việc này cũng có thể làm gia tăng chi phí lưu kho.

Do đó, để giảm thiểu lượng chi phí cho khâu này, doanh nghiệp và các xưởng in hộp bìa cứng cần giảm kích thước của hộp sản phẩm càng nhỏ càng tốt. Kích thước hộp vừa vặn với sản phẩm cũng sẽ góp phần giảm lãng phí tài nguyên và thân thiện với môi trường hơn.

Các chiến lược tối ưu hóa chi phí cho khâu đóng gói

1. Sử dụng thiết kế hiệu quả (các mẫu FEFCO)

Hộp vận chuyển theo mã FEFCO
Hộp vận chuyển theo mã FEFCO

Tổ chức phi lợi nhuận Fédération Européenne des Fabricants de Carton Ondulé (FEFCO) - một đại diện cho các nhà sản xuất bao bì bằng bìa carton sóng - có một danh mục thiết kế không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn trong đóng gói mà còn tối ưu hóa nguyên liệu, giúp giảm thiểu lãng phí nguyên liệu. Có khoảng 200 mã FEFCO mà các xưởng in hộp bìa cứng thường sử dụng, bao gồm hộp bưu phẩm cấu trúc (FEFCO 0427) và hộp vận chuyển kiểu rãnh cắt cổ điển (FEFCO 0201). Bạn có thể điều chỉnh thiết kế này để phù hợp với thiết kế sản phẩm của mình như khi in hộp rượu hoặc in hộp quà tặng.

2. Tận dụng mẫu bao bì đơn giản

Những mẫu thiết kế bao bì phức tạp thường cần đến các chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, tuy nhiên việc thiết kế đồ họa này có thể rất tốn kém. Khi đó, ý tưởng về mẫu bao bì đơn giản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Với các mẫu thiết kế đơn giản, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thiết kế hoặc sử dụng những mẫu có sẵn của các xưởng in hộp bìa cứng.

Khi nhắc đến công việc đóng gói cho sản phẩm, 3 yếu tố chính mà các doanh nghiệp và khách hàng sử dụng sản phẩm quan tâm thường là ý tưởng thiết kế sáng tạo, chất liệu bao bì chắc chắn và đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường.

3. Kích thước hợp lý

Lựa chọn kích thước hộp hợp lý giúp giảm thiểu chi phí
Lựa chọn kích thước hộp hợp lý giúp giảm thiểu chi phí

Như đã nêu trên, kích thước của hộp sản phẩm nên phù hợp theo kích thước của mỗi loại sản phẩm để giảm thiểu sự lãng phí vật liệu và không gian trong hộp. Bằng cách sử dụng bao bì có kích thước vừa với kích thước của sản phẩm, bạn có thể giảm chi phí cho phần đệm chống sốc và giảm tổng chi phí vật liệu đóng gói. Điều này cũng giúp giảm chi phí vận chuyển bằng cách giảm thiểu các khoản phí liên quan đến trọng lượng và không gian.

4. Hợp tác và tối ưu chuỗi cung ứng

Hợp tác trong chuỗi cung ứng bao gồm làm việc với các đội ngũ nội bộ và hợp tác với các tổ chức bên ngoài để quản lý chuỗi cung ứng và có được các thông tin chi tiết về nhu cầu đóng gói. Hợp tác với các công ty đóng gói, cũng như các doanh nghiệp khác cần dịch vụ đóng gói, bạn có thể hợp nhất tài nguyên để tối ưu hóa việc đóng gói. Dưới đây là 3 cách mà hợp tác có thể mang lại hiệu quả:

  • Mua hàng số lượng lớn - bạn có thể mua các vật liệu đóng gói của mình theo số lượng lớn. Bằng cách kết hợp các đơn đặt hàng, bạn có thể thương lượng được mức giá thấp hơn với nhà cung cấp.
  • Chia sẻ không gian kho hàng - chia sẻ không gian kho với các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí. Bằng cách kết hợp nhu cầu lưu kho hàng hóa của một vài đơn vị, bạn có thể giảm thiểu các chi phí thuê kho lẻ, chẳng hạn như tiền thuê, phí dịch vụ và nhân công.
  • Kế hoạch về nhu cầu chung - chia sẻ thông tin về dự báo sản phẩm, hoạt động khuyến mãi và xu hướng thị trường giúp doanh nghiệp đồng bộ hoạt động đóng gói với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Việc này giúp nhà cung cấp có thể xác định khi nào cần cung cấp lô hàng đóng gói tiếp theo cho doanh nghiệp. Đồng thời, giúp giảm thiểu khả năng tồn kho, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, chẳng hạn như sử dụng tuyến đường vận chuyển hiệu quả.

5. Làm việc với các chuyên gia về đóng gói

Nhận tư vấn từ những người hiểu rõ và có kinh nghiệm về thiết kế đóng gói có thể giúp doanh nghiệp có phương hướng rõ ràng hơn về việc tiết kiệm chi phí đóng gói. Một nhà thiết kế bao bì có kinh nghiệm có thể phân tích những diễn biến của doanh nghiệp và đưa ra được các phương án đảm bảo cho kho hàng được tối ưu hóa.


Lược dịch từ packhelp.com

5/5 (1 bầu chọn)

Bạn có nhu cầu in hộp giấy cứng

Và đang cần tìm nhà sản xuất có đủ năng lực tư vấn, thiết kế sản phẩm phù hợp?