Skip to content

Cán bóng: kỹ thuật in giúp tăng độ nhận diện cho hộp sản phẩm

Cán bóng là một trong những kỹ thuật gia công hộp giấy cứng chuyên nghiệp phổ biến nhất hiện nay nhờ tạo nên lớp hoàn thiện bắt mắt và có độ bền cao.

Cán bóng là gì?

Cán bóng là quá trình áp một lớp màng nhựa mỏng, trong suốt và bóng bẩy lên một tấm giấy, gắn nó bằng áp lực và nhiệt. Chúng ta có thể phủ lớp màng lên một mặt giấy hoặc cả hai mặt, tùy theo yêu cầu của sản phẩm cụ thể. Lớp màng này có thể làm ở nhiều độ dày.

Các xưởng in hoặc doanh nghiệp thường thêm lớp màng bóng để làm cho bề mặt in có vẻ ngoài bóng bẩy và mịn màng. Chúng tăng cường sự tái tạo màu sắc và làm cho trang giấy sáng và cuốn hút hơn. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lớp cán bóng cũng mang lại một mức độ bảo vệ nhất định cho giấy và mực in, giúp tránh được hiện tượng phai màu, trầy xước, dính các vết ố, bị rách và các loại hư hỏng khác. 

Chất liệu làm lớp cán bóng

Như đã nêu ở trên, lớp cán bóng có nhiều độ dày khác nhau. Thường thì các nhà sản xuất tạo ra các lớp màng dày bằng Polyethylene Terephthalate (PET) và tạo ra các lớp màng mỏng hơn bằng Ethylene-Vinyl Acetate (EVA). PET là chất liệu có thể tái chế được và thường được làm từ sản phẩm nhựa tái chế, do đó chất liệu này có lượng khí thải carbon thấp và được coi là một trong những loại nhựa thân thiện với môi trường. Trong khi đó, EVA không được coi là nhựa tái chế, mặc dù các loại EVA phân huỷ sinh học đang dần xuất hiện trên thị trường ở một số khu vực.

Chất liệu làm cán bóng Polyethylene Terephthalate (PET)
Chất liệu làm cán bóng Polyethylene Terephthalate (PET)

Quy trình thực hiện kỹ thuật in cán bóng trên hộp sản phẩm

Quy trình thực hiện kỹ thuật gia công cán bóng tại các xưởng in hộp giấy cứng chuyên nghiệp thường bao gồm 4 bước chính dưới đây:

  1. Đầu tiên, nhân viên của xưởng in sẽ làm sạch bề mặt của lớp giấy bồi.
  2. Tiếp theo, cắt một lớp màng sao cho vừa với kích thước của bề mặt giấy bồi rồi cẩn thận đặt lớp màng lên bề mặt giấy sao cho tránh tạo ra bọt khí bên dưới lớp màng.
  3. Sử dụng một cây lăn hoặc một cái chổi chuyên dụng để làm phẳng lớp màng vừa đặt và cắt bỏ những phần màng dư thừa trên bề mặt hộp.
  4. Bồi lớp giấy đã được cán bóng lên hộp bao bì.

Lưu ý, quá trình cán bóng chỉ có thể được thực hiện được trên lớp giấy dày hơn 105 gsm. Với các loại giấy mỏng hơn, các xưởng in hộp sẽ cần tính toán đến độ nhăn, giãn giấy của các loại giấy mỏng khi tiếp xúc với nhiệt (nếu cán nhiệt).

Ưu điểm của in cán bóng

  • Bề mặt "kính" mà lớp cán bóng tạo ra làm tăng cường màu sắc cho bản in và làm cho bề mặt in trở nên sáng và hấp dẫn hơn.
  • Cán bóng được ứng dụng trong quy trình in hộp giấy cứng chuyên nghiệp để thêm một lớp bảo vệ lên bề mặt sản phẩm, giúp bảo vệ chúng khỏi các yếu tố như ẩm ướt, trầy xước, bám bẩn và các loại hỏng hóc khác giúp tăng độ bền và tuổi thọ của sản phẩm in, đặc tính này rất hữu dụng trong việc in hộp giấy cứng cao cấp.
  • Cán bóng làm cho bề mặt in có thể chống chịu và thích ứng tốt hơn với các tác động của các quy trình khác trong quá trình gia công sản xuất hộp cứng chuyên nghiệp, chẳng hạn như gấp, đóng gáy khi in sách, tạo kết cấu đặc biệt khi in hộp giấy cứng hoặc thêm các lớp gia công hoàn thiện đặc biệt như ép nhũ, dập nổi...
  • Lớp màng sau khi cán bóng có khả năng kháng dầu, dễ dàng lau chùi bằng khăn, phù hợp với việc in ấn các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm như menu, hộp đựng,...

Với những lợi ích nêu trên, kỹ thuật cán bóng có thể áp dụng được vào nhiều dự án in ấn khác nhau, từ in sách bìa cứng, in sách bìa mềm, in các loại danh thiếp, in hộp rượu cao cấp,...

Danh thiếp làm bằng kỹ thuật cán bóng
Danh thiếp làm bằng kỹ thuật cán bóng

Ứng dụng của kỹ thuật in cán bóng

Việc sử dụng kỹ thuật in cán bóng rất phù hợp cho những sản phẩm được sử dụng thường xuyên, cần có màu sắc bắt mắt và chi phí phải chăng. Dưới đây là một số sản phẩm điển hình thường xuyên được áp dụng kỹ thuật in cán bóng:

  • Truyện tranh cho trẻ em: Với truyện tranh, nhà sản xuất thường in các hình ảnh đầy màu sắc trên từng trang và các hình ảnh này thường trải rộng và phủ kín mặt trang để tạo sự thích thú cho trẻ em, với lớp cán bóng, màu sắc và hình ảnh trên trang truyện sẽ trở nên sinh động và thu hút hơn. Đồng thời, vì sách dành cho trẻ em thường phải chịu các tác động mạnh với tần suất nhiều hơn so với sách dành cho người lớn nên việc áp dụng lớp cán bóng sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm này.
  • Catalogue sản phẩm: Catalogue có thể được áp dụng nhiều loại hoàn thiện như cán mờ, cán bóng hoặc soft-touch (lớp phủ mềm),trong đó cán bóng là lớp hoàn thiện được sử dụng nhiều nhất nhờ khả năng tăng cường độ sinh động và bắt mắt cho hình ảnh sản phẩm và chịu được việc lật giở lặp lại nhiều lần.
  • Hộp giấy cứng: In hộp giấy cứng chuyên nghiệp là một ứng dụng rất phổ biến khác của kỹ thuật gia công cán bóng. Lớp cán bóng này giúp các thiết kế trên vỏ hộp sản phẩm trở nên bắt mắt hơn, từ đó dễ dàng thu hút được sự chú ý và quan tâm của người dùng. Đồng thời, nhờ đặc tính giúp tăng cường độ bền cho bề mặt in, những hộp giấy cứng được phủ lớp cán bóng sẽ bảo vệ sản phẩm tốt hơn trong quá trình lưu trữ, xử lý và trưng bày.
Ứng dụng của kỹ thuật vào làm bìa cứng
Ứng dụng của kỹ thuật vào làm bìa cứng
  • Sách bìa cứng: Các cuốn sách bìa cứng, đặc biệt là những cuốn có số trang lớn, thường được áp dụng lớp cán bóng trên bề mặt bìa sách để tăng cường độ bền trong quá trình sử dụng. Việc thêm lớp cán bóng cũng phụ thuộc vào thể loại, đối tượng đọc dự kiến, và nhiều yếu tố khác, nhưng lớp cán bóng thường là lớp hoàn thiện phổ biến cho những cuốn sách bìa cứng mà người ta thường sử dụng như sách giáo khoa, sách dùng cho trưng bày, bản đồ, tập hình ảnh và các tác phẩm tham khảo.
  • Các sản phẩm khác như áp phích, bìa hồ sơ thuyết trình, các loại trò chơi của trẻ em và nhiều sản phẩm tương tự khác cũng có thể được áp dụng lớp cán bóng.

Lược dịch từ printivity.comqinprinting.com

5/5 (1 bầu chọn)

Bạn có nhu cầu in hộp giấy cứng

Và đang cần tìm nhà sản xuất có đủ năng lực tư vấn, thiết kế sản phẩm phù hợp?