Skip to content

Xu hướng bền vững và tự động hóa trong ngành bao bì

Do sự thay đổi của thị trường, ngành bao bì đang dần chuyển hướng sang sản xuất bao bì bền vững và tự động hóa quy trình sản xuất để đảm bảo thân thiện với người dùng và tạo ra lợi nhuận.

Xu hướng bền vững

Bao bì thân thiện với môi trường là một loại bao bì được làm từ các vật liệu gần như không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường trong suốt vòng đời của nó - từ việc xử lý nguyên liệu thô đến việc tiêu hủy sau khi sử dụng. Khi ý thức về vấn đề môi trường của người dùng ngày càng gia tăng, nhiều thương hiệu đang chuyển sang sử dụng các giải pháp bao bì bền vững.

1. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với bao bì thân thiện với môi trường

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khách hàng tin rằng các doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm cho việc tạo ảnh hưởng tích cực đến môi trường. Thậm chí, 74% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp sử dụng bao bì bền vững. 

Bao bì thân thiện với môi trường
Bao bì thân thiện với môi trường

Với việc bao bì thân thiện với môi trường đang ngày càng thu hút được nhiều người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang sử dụng các loại bao bì hộp giấy với những thiết kế sáng tạo từ các xưởng in hộp giấy cứng chuyên nghiệp, vừa đảm bảo yếu tố bền vững, vừa thân thiện với người dùng.

2. Sự cải tiến của bao bì bền vững

Một lý do khác khiến các thương hiệu chuyển sang sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là sự đa dạng trong chất liệu và khâu in ấn. Một số chất liệu bao bì bền vững đang rất được quan tâm nhờ tính sáng tạo bao gồm:

  • Bao bì sợi nấm - bao bì được làm từ rễ nấm.
  • Bao bì nhựa sinh học từ nguồn thực vật - bao bì được làm từ các chất chiết xuất từ nguồn thực vật như ngô, mía đường hoặc tảo biển. Những vật liệu này có thể được sử dụng để tạo ra bao bì có các tính chất tương tự như nhựa truyền thống nhưng với tác động môi trường thấp hơn đáng kể. Chất liệu mía đường được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm, ví dụ như hộp đựng bánh trung thu hoặc hộp bánh pizza có thể phân hủy được.
  • Bao bì ăn được - bao bì được làm từ các vật liệu ăn được như rong biển, tinh bột,... Những hộp bao bì này có thể được tiêu thụ cùng với sản phẩm, giúp giảm thiểu đáng kể sự lãng phí.

Ví dụ, "Scoff-ee cup" là chiếc cốc cà phê ăn được đầu tiên tại Vương quốc Anh được phát triển bởi KFC. Những chiếc cốc này được làm từ bánh quy, bọc trong giấy đường và được lót bằng một lớp socola trắng chống nhiệt, giữ cho cà phê nóng và chiếc cốc giữ nguyên độ giòn. 

Cốc cà phê có thể ăn được
Cốc cà phê có thể ăn được

Ngoài ra còn rất nhiều loại chất liệu thân thiện với môi trường khác vẫn đang được các xưởng in hộp cứng chuyên nghiệp phát triển và cho ra mắt. Do đó, các doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chọn và vẫn đảm bảo được tính sáng tạo trong khâu thiết kế, từ đó thúc đẩy được lòng trung thành của các khách hàng ủng hộ những thương hiệu thân thiện với môi trường.

Xu hướng tự động hóa

Đầu tư vào thiết bị và công nghệ đóng gói có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho năng suất sản xuất của các xưởng in hộp cứng chuyên nghiệp. Ví dụ như máy đóng niêm phong tự động có khả năng niêm phong gói hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu được việc phải dùng băng keo hoặc niêm phong thủ công. Các trạm đóng gói bán tự động thường được trang bị băng chuyền, máy in nhãn và cân đo có thể tối ưu hóa quy trình đóng gói và giảm thiểu việc xử lý thủ công.

Tối ưu hóa hiệu suất đóng gói thông qua quá trình tự động hóa có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tiền và làm tăng thêm sự hài lòng của khách hàng. Có hai khía cạnh mà các doanh nghiệp hoặc các xưởng in hộp cứng chuyên nghiệp cần xem xét trong quá trình tự động hóa.

1. Tối ưu hóa quy trình đóng gói

Tối ưu hóa các luồng công việc trong khâu đóng gói có thể giúp loại bỏ các bước còn tắc nghẽn, giảm bớt các khâu không cần thiết và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Để thực hiện việc này, doanh nghiệp sẽ cần xem xét lại toàn bộ quy trình đóng gói, từ việc nhận đơn hàng đến việc gửi đi các sản phẩm cuối cùng và xác định những khâu làm lãng phí thời gian và các nguồn lực khác. Một số thành phần chính của quy trình này bao gồm:

  • Xử lý đơn hàng

Xử lý đơn hàng không hiệu quả có thể dẫn đến sự trì trệ và sai sót trong khâu đóng gói. Điều này xảy ra có thể do thiếu tính tự động hóa trong việc hoàn thiện đơn hàng hoặc sự không hiệu quả trong việc phối hợp giữa các phòng ban khác nhau tham gia trong quy trình đóng gói thực tế.

Các xưởng in hộp cứng chuyên nghiệp thường thực hiện việc tự động hóa xử lý đơn hàng bằng các hệ thống quản lý đơn hàng tự động. Các hệ thống này có thể xử lý xác minh đơn hàng, cập nhật thời gian thực và quản lý tồn kho, từ đó giúp gia tăng tốc độ của quá trình xử lý. Vai trò của hệ thống này đặc biệt quan trọng trong các dịp cao điểm với lượng đơn hàng đặt in bao bì tăng cao như in hộp quà tết hoặc in hộp bánh trung thu cao cấp. 

Tự động hóa quy trình đóng gói
Tự động hóa quy trình đóng gói

  • Thủ tục đóng gói

Việc có các tiêu chuẩn về thủ tục đóng gói giúp đảm bảo tính nhất quán và loại bỏ sự bối rối cho nhân viên. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc lập tài liệu về các yêu cầu đóng gói, cung cấp hướng dẫn đóng gói chi tiết và đào tạo nhân viên đóng gói để giúp giảm thiểu lỗi, tối thiểu hóa việc làm lại và nâng cao hiệu suất tổng thể.

Các thủ tục tiêu chuẩn này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo chéo và tính linh hoạt trong việc phối hợp nhóm giữa các thành viên.

2. Quản lý kho và tồn kho

Việc xử lý và chuẩn bị các vật liệu đóng gói không tốt có thể dẫn đến sự trì trệ và lãng phí không cần thiết trong quá trình đóng gói. Ví dụ, nếu vật liệu đóng gói được cất trong kho một cách không gọn gàng hoặc không theo thứ tự nhất định, các nhân viên có thể sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm vật liệu với các thông số và đặc điểm mong m uốn.

Khi đó, các xưởng in hộp cứng chuyên nghiệp thường tối ưu hóa việc lưu trữ và sắp xếp các vật liệu đóng gói bằng cách triển khai hệ thống nhãn mác trên từng đơn vị vật liệu. Việc triển khai hệ thống nhãn mác, chẳng hạn như nêu thông tin ngắn gọn hoặc chứa các mã vạch hoặc thậm chí nhận dạng bằng tần số radio (RFID),có thể mang lại khả năng quản lý hiệu quả hơn về vị trí và các thông số về mức độ tồn kho như số lượng, thời gian lưu trữ,.... Điều này giúp cho khâu quản lý tồn kho hiệu quả hơn, đặc biệt trong trường hợp xưởng in hộp hoặc doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau.

 

Lược dịch từ packhelp.com

5/5 (1 bầu chọn)

Bạn có nhu cầu in hộp giấy cứng

Và đang cần tìm nhà sản xuất có đủ năng lực tư vấn, thiết kế sản phẩm phù hợp?